Hợp Tác Phân phối Viên uống Nine's Beauty

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4

Lưu lạiĐã lưuRemoved 0
Điểm bình chọn+3
Điểm bình chọn+3

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 lần này sẽ nối tiếp những điều đang còn dang dở ở phần 3 của Võ Sư Trịnh Hồng Minh hiện ông đang là chủ nhiệm câu lạc bộ Võ thuật Nhất Nam Thăng Long là CLB Võ thuật Nhất Nam của Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Thăng Long Tp Hà nội

Bàn về tâm pháp Nhất Nam kỳ 4

IV> “Giác đầu thành tay, thành chân” là như thế nào?

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 - Ảnh 1

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 – Ảnh 1

Giác đầu thành tay, thành chân” là nguyên lý yêu cầu người luyện võ phải dùng trí não để nhận đoán, phân tích, quan sát, chỉ đạo mọi hoạt động tập luyện và ứng biến của tay chân, sao cho mọi tâm ý đều hướng vào một mục đích thiết thực, được xét đoán, cân nhắc kỹ lưỡng vì những mục đích lâu dài, lớn lao cho cả cuộc đời. Thầy tôi kể:

“Có một nhà truyền đạo dạy rất nhiều học trò. Trong số đó có một người tưởng như mình đã học đủ hết đạo của thầy, nên xin phép đi tìm một ân sư khác để tu nghiệp. Sau 15 năm anh đã trở về và gặp lại người thày dạy cũ của mình rồi nói:

– Thưa ân sư, ngày nay con đã luyện thêm được thuật khinh công mới.

– Mừng cho con, nhưng thuật ấy là thuật gì?

– Thưa ân sư, con có thể lướt trên mặt nước mà chẳng cần một vật dụng nào khác.

– Trời ơi! Cái mà con mất 15 năm khổ luyện thì ta và các bạn con không cần đến một ngày, một giây cũng làm được.

– Thưa ân sư, con không tin!

Thế là cả thầy lẫn trò cùng đến một con sông rộng, nhà truyền đạo gọi một lái đò cho mình và các đồ đệ qua sông rồi nói:

– Các con thấy không? Biển học mênh mông, học hằng nghìn năm chưa chắc đã hết… Vậy các con bạ cái gì cũng học thì Đạo trời thử hỏi mấy vạn năm mới học qua”.

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 - Ảnh 2

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 – Ảnh 2

Ở một truyện khác:

“Có một nhà nho nổi tiếng viết chữ phóng tác vừa đẹp khuôn thước, vừa bay thoát, vừa sắc nét, vừa xuất thần. Một hôm có một người chơi chữ xin gặp và biếu 100 tấm lục hồng điều, với nhã ý xin nhà nho viết cho một chữ.

Nhận lời, nhà nho nọ sai học trò chuẩn bị bút nghiên, với ngầm ý phô trương tài năng của mình trước mặt một người sành chơi chữ và hàng chục học trò xem thầy phóng tác.

Nhà nho vung tay hạ bút, nhưng hỡi ôi! Vì quá cố tình biểu diễn nên nét bút ban đầu của ông cứng ngắc. Không hài lòng nhà nho phóng tay viết tiếp lên 2-3 khuôn lụa khác…

Nhưng càng viết, càng vội, càng bối rối trước hàng chục con mắt từ chỗ hào hứng, tò mò, chuyển dần sang ngỡ ngàng… Nhà nho hoảng hốt, tâm trí rối loạn nên viết thêm vài chục bức nữa mà vẫn không thành công.

Người sành chơi chữ và số học trò lẳng lặng bỏ ra ngoài phòng. Chỉ để lại một mình nhà nho và ngổn ngang các bức lụa điều nằm chỏng chơ.

Nhờ sự yên tĩnh, và không còn ai quấy rầy, nhà nho hồi tâm và nhận ra sai lầm của mình, ông khoan thai viết lên tấm lụa cuối cùng còn lại duy nhất chữ: “Đại cát” và đó cũng là nét chữ xuất “thần” nhất, đẹp nhất trong cả cuộc đời tập viết và sáng tạo của ông.

Nhà nho trên, lúc đầu viết không thành công là do tâm ông không ổn, lòng nôn nóng khoa trương, làm mắt mờ, trí đục… Nhưng về sau, ông quên cái “ tôi” của mình – “ ta” và “nó” hòa với nhau, nên việc làm mới thành đạt, cái chí của người hành việc có được hay không là nhờ ở cái “ tâm”, nhờ ở “đầu” là vậy.

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 - Ảnh 3

Tâm Pháp Nhất Nam Kỳ 4 – Ảnh 3

Môn phái càng hệ thống và có qui mô, càng đòi hỏi người muốn luyện thành công, ngoài những tố chất về cơ bắp nhất định thì điều quan trọng hơn là phải có sự cảm đoán nhạy bén, bộ nhớ chắc chắn và thông minh sắc sảo.

Nhất Nam là phái võ có qui mô như thế! Nên mọi thế, mọi đòn đều bao hàm cả công lẫn thủ với sự tinh giản nhưng lắt léo một cách hợp lý của chiêu thức.

Môn phái yêu cầu người tập phải có một khả năng nhạy cảm chính xác, suy nghĩ để thấu triệt tinh thần biến hóa của đòn miếng.

Một cái lắc mông, một cái vẩy tay nếu hiểu và đánh đúng điểm, đúng lúc sẽ có tác dụng lớn vô cùng. Nhưng ngược lại, nếu dùng sai chỗ sẽ nhận được ngay những hậu quả tai hại do các đòn đánh của đối phương tiếp chạm.

Môn phái võ Nhất Nam đặc biệt coi trọng phần trí tuệ: sự nghiền ngẫm, phân tích và lý giải một cách hợp lý, có cơ sở – dựa trên hàng loạt những kiến thức chuyên ngành khác, như: tâm (tâm lý học), thể (giải phẫu học) … và đòi hỏi người theo học phải tận tâm nghiên cứu, luôn luôn suy ngẫm mới mong thành đạt.

Ngược lại, phái võ Nhất Nam cũng không tán thành việc ỷ lại vào trí thông minh nhưng lười biếng, học hình thức, lý luận suông – kiểu “thùng rỗng kêu to”.

Xem Thêm

Lưu ý:

Võ sĩ online không sở hữu bản quyền bài viết trên, chúng tôi chỉ tổng hợp lại kiến thức võ thuật qua các bài viết của Võ sư Trịnh Hồng Minh và chia sẻ tới mọi người.

Nếu có bất cứ vấn đề gì về bản quyền xin hãy liên hệ email: lehoang3d@gmail.com. Chúng tôi sẽ xóa bài viết ngay lập tức.

Nguồn bài viết TẠI ĐÂY

Đăng ký FREE kênh Youtube Võ Sĩ Online
0 0 bỏ phiếu
Đánh giá bài viết

Hợp Tác Phân phối Viên uống Nine's Beauty
Đăng ký
Thông báo
guest

0 Những bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các ý kiến
0
Chúng tôi rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
Võ Sĩ Online
Logo
Đăng ký tài khoản mới
Đặt lại mật khẩu
So sánh các mặt hàng
  • Total (0)
So sánh