Sách học Thái Cực Quyền FREE Toàn Tập, tổng hợp các cuốn sách dạy võ thuật của các bậc võ sư nổi tiếng và có nhiều năm tập luyện viết lại với hi vọng truyền lại kiến thức và kinh nghiệm của mình cho người sau.
Thái cực quyền là môn võ cổ truyền của Trung Quốc do Trương Tam Phong sáng tạo ra.
Với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở.
Võ sĩ online đã sưu tầm và tổng hợp các cuốn Sách dạy võ thuật này lại để cho anh nào cần tải về tham khảo!

Sách học Thái Cực Quyền được nhiều nước trên thế giới tập luyện
TÓM TẮT
Nguồn gốc của Thái Cực Quyền
Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau.
Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình.
Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền.
Nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong.
Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn Thái cực quyền phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long viết ra, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái cực quyền về sau.
Các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền

Nguyên Lý Căn bản của Thái Cực Quyền
Nói một cách tổng quát, Thái Cực Quyền vận dụng nguyên lý phối hợp Âm Dương, nên các động tác đều chậm rãi, khoan thai, uyển chuyển và có hư có thực, như thế mới phát triển được cái lẽ dùng nhu để thắng cương hay cái lẽ có cương ở trong nhu.
Ba nguyên tắc chính trong khi tập là:
- Hít thở đúng cách,
- Tập trung tư tưởng
- Chuyển động nhẹ nhàng
1- Hít thở đúng cách
Khi hít vào cũng như khi thở ra đều phải làm trong nhịp thật chậm, từ từ hít vào bằng mũi cho đến khi không còn hít thêm được nữa thì ngưng lại, nén hơi xuống bụng chừng 10 hay 15 giây, rồi thở ra cũng bằng mũi, thật chậm.
Giai đoạn nén hơi này rất quan trọng vì khí oxy khi được hít mạnh vào sẽ tràn đầy các tế bào và các mô, kích thích sinh hoạt của các tế bào và các mô, làm giãn nở các mạch máu và bắp thịt.
2- Tập trung tư tưởng
Trong lúc làm động tác hít thở, tư tưởng phải hoàn toàn ổn định, nghĩa là cố theo dõi hơi thở của mình và tưởng tượng đến luồng khí mà ta hít vào hay thở ra.
Từ lúc bắt đầu chui vào lỗ mũi, qua ống mũi, xuống khí quản, rồi vào phổi, bị nén xuống, đoạn trở lên trên mũi và ra ngoài.
Nếu mở mắt ra mà thấy chia trí thì nên nhắm mắt lại, chỉ theo dõi hơi thở bằng óc mà thôi.
3- Chuyển động nhẹ nhàng
Khi tạo ra chuyển động, tuyệt đối không dùng đến gân cốt và bắp thịt, nghĩa là phải thật nhẹ nhàng.
Tay và cơ thể đều xoay chuyển liên tục theo một đường vòng tròn, tưởng tượng như mình đang luân chuyển theo một dòng nước.

Đặc điểm vận động của Thái cực quyền
1- Ðộng tác mềm mại, buông lơi, thong thả (Ðộng tác nhu hòa hoãn mạn) Người tập “Dụng ý bất dụng lực”.
Tuyệt không được gồng cứng các cơ, toàn thể các khớp xương phải lỏng,
Bất kỳ động tác nào cũng phải mềm mại, buông lơi, thong thả, tốc độ không nhanh mà chậm chạp
2- Ðộng tác nào cũng là hoạt động toàn thân Thái cực quyền đòi hỏi sự chuyển động của toàn thân.
Hễ động một thì không chổ nào không động “Nhất động vô hữu bất động“, hễ tĩnh một thì không nơi nào không tĩnh “Nhất tĩnh vô hữu bất tĩnh”, “Thượng hạ tương tùy, nội ngoại tương hợp”.
Nếu như không luyện được toàn thân hoạt động, mà có bộ phận trong người đứng chết trân, thì đó là một khuyết điểm lớn
3- Mỗi động tác cần kết hợp hô hấp với vận động một cách tự nhiên Sự hô hấp trong Thái cực quyền là có quy luật. Khi nào hít vào, khi nào thở ra, đều được thực hiện nghiêm túc, chớ không phải là hít thở một cách tự nhiên mà bình thường người ta thường không chú ý tới, mà cũng không phải là miễn cưỡng (gắng gượng) dồn nén hơi thở.
Sự hô hấp phải làm sao đạt đến tình trạng sâu, dài, đều, im, thoải mái tự nhiên (Thâm, trường, quân, tĩnh, khai thoát tự nhiên).
4- Khi vận động cần phải “tâm tĩnh” “Tâm tĩnh” tức là tâm thần an tĩnh, không hoang loạn, không suy nghĩ lung tung viển vông, cốt làm sao cho vỏ ngoài đại não êm dịu lại một cách từ từ, tuyệt đại bộ phận đi vào trạng thái bị khống chế tức là có nhiều dịp nghỉ ngơi.
Ngoài ra lượng hô hấp tăng nhiều, huyết dịch tuần hoàn mau chóng, giúp cho đại não thu được nhiều dưỡng liệu và dưỡng khí, điều này có tác dụng nâng cao và tăng trưởng cơ năng, và làm khỏe mạnh bộ phận cao cấp của hệ thống trung khu thần kinh.
Năng lực hoạt động của hệ thống thần kinh được mạnh mẽ, thì ảnh hưởng rất tốt đến việc điều tiết, sự phối hợp hoạt động của các hệ thống khí quan trong cơ thể.
Khi luyện tập bạn phải tập trung vào tâm ý và động tác, chỉ biết hiện tại là thực, tạm quên quá khứ và tương lai vì quá khứ và tương lai chỉ là ảo vọng, xa khỏi tầm tay.
Có tập trung tinh thần vào hiện tại, thì mới thể hiện được tâm Thái Cực và tâm Hư Vô, để kết tụ được âm dương chỉ thị nhất khí.
Bạn cùng đồng nhất với Thái Cực, với tha nhân, với chúng sinh, với vũ trụ, với Đạo, thấu triệt lẽ tương đối của thời gian và không gian, để thung dung bơi lội trong dòng sông của hiện tại vô thủy vô chung.
Tự nhiên lại dài dòng quá rồi không làm mất thời gian của anh em nữa
Hãy tải ngay 14 cuốn Sách học Thái Cực Quyền chi tiết và tương đối đầy đủ về tại các đường link bên dưới nhé!!!
Thái cực quyền – Dương Trừng Phủ biên soạn
Anh em tham khảo thêm xem có thêm tài liệu nào thì Comment và đóng góp thêm để mình bổ sung thêm nhé..
Thanks Anh Em rất nhiều, chúc anh em tìm được nhiều điểu bổ ích khi đọc cuốn Sách học Thái Cực Quyền này nhé!!
Xem Thêm