Giảm áp lực tâm lý thi đấu thể thao là vấn đề gặp phải của rất nhiều người và của cả các vận động viên thể thao chuyên nghiệp. Trong bài viết này các chuyên gia tâm lý sẽ là những người đưa ra lời khuyên cho việc này, nhằm mục đích cải thiện và giúp đỡ mọi người cải thiện được tâm lý khi thi đấu thể thao.
Một vận động viên thể dục thể thao chuyên nghiệp tất nhiên cũng nằm trong phạm vi đó, Hãy cùng nghe những lời khuyên từ các nhà tâm lý học để cải thiện tâm lý khi thi đấu thể thao.

Cách giảm áp lực tâm lý thi đấu thể thao – Ảnh 1
TÓM TẮT
Vượt qua áp lực tâm lý thi đấu thể thao cùng lời khuyên của chuyên gia tâm lý
Bạn đã bao giờ gặp trường hợp dù thể hiện tốt trong khi được huấn luyện hoặc thực hành nhưng khi bước ra đấu trường lại thể hiện phong độ rất tệ?
Nếu bạn có những cảm giác lo âu hay những nỗi sợ gây trở ngại đến việc thi đấu, một vài lời khuyên nhỏ sau đây đến từ các nhà tâm lý học thể thao có thể giúp bạn kiểm soát nỗi lo âu và giảm bớt những sợ hãi.
Lo lắng khi thi đấu thể thao, đôi khi được ví như cảm giác “nghẹt thở” là do những vận động viên gặp phải quá nhiều áp lực.
Những áp lực tâm lý đó là bởi vì họ phải trình diễn trước nhiều khán giả và quá mong đợi vào một thành tích tốt. Đây thường là những yếu tố gây trở ngại đến các vận động viên.
Các áp lực tâm lý này không hẳn được tạo ra do những yếu tố bên ngoài, mà chủ yếu là do những vấn đề nội tâm của các vận động viên tạo ra.
Đối với những người luôn cảm thấy khó khăn và áp lực khi bước ra sàn đấu, thì vấn đề quan trọng nhất đối với họ, là phải hiểu được, những suy nghĩ tiêu cực đó có thể thay đổi, điều chỉnh hoặc kiểm soát với những bài tập thực hành tâm lý phù hợp.
Một vận động viên trước tiên cần xem xét lại những nghi ngờ về năng lực bản thân, lo sợ thất bại dẫn đến sự mất đi sự tự tin vốn có, Đó có phải là sự lo sợ do năng lực của bản thân hay không? Nếu là vậy, tự đối thoại nội tâm nhìn chung sẽ dẫn đến những cảm giác lo âu sợ hãi hoặc căng thẳng hơn mà thôi.
Tâm lý thi đấu tự tin là chìa khoá giành chiến thắng
Người thi đấu cần nhận ra một sự thật rằng rất khó có thể hiện tốt hết mức trong thi đấu, khi mà khả năng thực sự bên trong bản thân chưa được như vậy.
Để vượt qua những nỗi lo âu khi bước vào thi đấu, huấn luyện viên có thể cố gắng giúp đỡ học trò của mình hiểu lý do tại sao những cảm giác hoặc suy nghĩ lo lắng đó phát triển trong đầu họ, và giúp họ nỗ lực để vượt qua những giới hạn của thành công.
Chúng ta có thể muốn biết lý do tại sao những suy nghĩ lo lắng lại luôn diễn ra, nhưng không phải lúc nào biết câu trả lời cũng có thể dập tắt được chúng hoàn toàn.
Một vài lời khuyên của các Nhà Tâm lý học thể thao để giảm bớt lo âu khi thi đấu, là một vài gợi ý giúp thay đổi hoặc chuyển hướng những suy nghĩ nội tâm bên trong một vận động viên.

Cách giảm áp lực tâm lý thi đấu thể thao – Ảnh 2
Cách Giảm Áp Lực Tâm Lý Lo Âu Trước Khi Thi Đấu
- Nhận ra rằng việc bồn chồn trước trận đấu là điều bình thường.
Hãy chấp nhận chứ không phải là cố gắng tranh đấu với những cảm giác bồn chồn bạn đang có. Không nên xem rằng cảm giác bồn chồn đó là điều đáng sợ vì chúng là cảm giác tự nhiên.
Khi bạn lo lắng, nồng độ aldernaline tăng cao là điều dễ hiểu và đó là phản ứng tự nhiên của cơ thể trước khi bước vào sàn đấu. Chú ý là đừng quá tập trung vào điều đó.
Hãy thả lỏng cơ thể, vì một khi trận đấu bắt đầu, cảm giác đó sẽ lắng xuống. Chắc chắn là như vậy và bạn không cần phải lo lắng về cảm giác bồn chồn đó.
- Chuẩn bị cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hãy đến đấu trường trước một lúc để bạn không cảm thấy quá căng thẳng, điều này sẽ giúp bạn giảm được phần nào áp lực.
Hãy làm nóng toàn bộ cơ thể và thực hành vài bài tập căng cơ, Hãy tìm hiểu trước về thể lệ thi đấu, lựa chọn trang phục phù hợp là những cách giúp bạn không bị tập trung vào cảm giác lo sợ, căng thẳng trước khi thi đấu.
- Hãy tập hình dung với bài tập ổn định tinh thần
Cho phép một vài phút để thực hành bài tập ổn định tinh thần. Trong suốt thời gian bạn luyện tập tinh thần, cho bản thân thấy rằng mọi việc đều đang ổn.
Hít thở ngắn, nhắm mắt lại và tưởng tượng ra hình ảnh bạn đang thi đấu rất tốt. Việc tự nhắc bản thân một cách tích cực như vậy có thể thay đổi thái độ của bạn.
Trong thực tế khi bước vào trận đấu, bạn sẽ cần đủ sự linh hoạt để ứng phó với các tình huống khác nhau trong trận đấu, thì vấn đề là: “bạn nên quan tâm đến tâm lý trước trận đấu, Hãy bước vào đấu trường với một tâm lý và chiến lược tâm lý phù hợp”
Ví dụ: chiến lược của bạn có thể chỉ đơn giản là làm sao để duy trì một tốc độ ổn định hoặc một nhịp tim ổn định.

Giảm Áp Lực Tâm Lý Trong Trận Đấu
Dưới đây là 3 lưu lý giúp bạn cải thiện áp lực tâm lý khi thi đấu.
- Tập trung vào nhiệm vụ trong tầm tay hơn là những cái vượt tầm.
- Tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và tránh suy nghĩ về những cái quá xa bên ngoài trận đấu hoặc là cứ nghĩ về kết quả.
- Nếu bạn thấy những cảm giác hoặc những ý nghĩ tiêu cực đang xuất hiện, hãy ngừng nó lại và chỉ tập trung vào hơi thở của bạn.
Để ý đến nhịp thở tự khắc sẽ đẩy bạn lại với thực tế trận đấu diễn ra ngay hiện tại.
- Hãy nở một nụ cười.
Thật vậy, Nếu bạn đang đấu tranh với những ý nghĩ tiêu cực, và không thể thoát ra khỏi cái vòng suy nghĩ lẩn quẩn đó, đơn giản là hãy bắt buộc bản thân nở một nụ cười, dẫu là chỉ trong khoảnh khắc.
Hành động đơn giản này sẽ thay đổi thái độ của bạn trong phút chốc. Và có lẽ đó là tất cả thời gian mà bạn cần để thư giản, để rồi sau đó tiếp tục tập trung vào trận đấu.
- Hãy thi đấu như thể bạn chẳng hề quan tâm kết quả.
Nếu bạn cảm thấy đang bị cuốn theo các suy nghĩ tiêu cực và điều tồi tệ nhất sẽ diễn ra vào lúc cao điểm.
Thì khi đó, nếu bạn bắt đầu thi đấu không màng kết quả, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và tận hưởng trận đấu như thể đó chỉ là một ngày khác đi trong cuộc sống, chứ không phải là điều quan trọng duy nhất đối với bạn.

Cách giảm áp lực tâm lý thi đấu thể thao – Ảnh 4
Cách Giảm Áp Lực Tâm Lý Sau Thi Đấu
-
Xem lại trận đấu và nhớ lại những khoảnh khắc bạn đã làm rất tốt.
Tập trung vào những suy nghĩ và hành động bạn đã thực hiện để có được một cuộc đấu thể thao thú vị.
- Thừa nhận, nhưng nhanh chóng bỏ qua những điều gây trở ngại cho bạn trong cuộc đấu.
Khi bạn tập trung vào rào cản, bạn không thể nào thay đổi nó. Nếu bạn để tâm đến những khía cạnh tiêu cực của trận đấu sẽ không giúp bạn cải thiện trong tương lai. Tốt hơn là bạn nên quan tâm đến những lần đạt được thành tích tốt, Lần thất bại sẽ là cơ hội tập luyện tốt để bạn nhận ra khả năng của mình, giúp bạn thực hành những kỹ năng sẽ được sử dụng trong những trận đấu tiếp theo.
- Hãy tham gia chương trình huấn luyện với mô phỏng một trận thi đấu.
Những nhóm tập luyện và những câu lạc bộ thường xuyên có những chương trình mô phỏng các trận đấu thực tế.
Nếu bạn tập luyện một mình, hãy cân nhắc tham gia vào một nhóm hoặc 1 câu lạc bộ nào đó để bạn có thể thực hành mô phỏng theo những trận đấu thực tế.
Thực hành sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất, nếu bạn đối diện được với những tình huống mà bạn sẽ gặp trong thi đấu.
Nên nhớ rằng cảm giác lo lắng hoàn toàn có thể được giải quyết, nếu như bạn nhận ra được những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trước và trong suốt trận thi đấu.
Nếu bạn cảm thấy mọi chuyện đang dần tệ hơn và mất kiểm soát, đơn giản là hãy chấp nhận những ý nghĩ đó và kệ để chúng tự trôi đi một cách tự nhiên. Thay vì cố gắng chống lại những suy nghĩ đó thì hãy tập trung vào hơi thở của bạn và chơi một trận đấu như thể bạn đang tận hưởng nó.
Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang thực sự tận hưởng trận đấu cho dù bạn không có thể hiện một cách hoàn hảo nhất.
- Bí quyết đánh nhau đường phố
- Cách Đánh Nhau Đường Phố Không Bao Giờ Thua
- Phần 1: Tự Vệ Chống Dao Dựa Trên Các Bằng Chứng Thực Tế
- Phần 2: Cách để sống sót sau cuộc tấn công bằng dao
- Cách để Đánh nhau luôn thắng
- Cách Đánh nhau để thắng đối thủ mạnh hơn mình
- Tự vệ chống dao Phần 3: Tự vệ chống dao bằng tay không