Cách Để Chịu Đòn Tốt Hơn Theo Nghiên Cứu Khoa Học
Cách để chịu đòn tốt hơn theo các nhà khoa học cho rằng là do cấu trúc xương và lượng cơ bắp tốt giúp người đó có khả năng chịu đòn tốt hơn những người bình thường.
Thế nhưng, để rèn luyện sức chịu đòn của cơ thể bạn có thể áp dụng các “bí quyết” và một số bài tập dưới đây.

Một số cách tập chịu đòn tốt hơn
Tập trung tinh thần tối đa và trận đấu
Trong một trận đấu đối kháng nếu bạn lơ là không quan sát đối thủ của mình thì khi bị dính đòn bạn sẽ bị bất ngờ dẫn đến cơ thể bạn không kịp gồng lên chống lại đòn của đối phương.
Cứ thử tưởng tượng rằng bạn cùng bị dính một đòn của một người với một lực như nhau nhưng nếu bạn quan sát kỹ đối thủ thì cơ thể bạn sẽ chủ động chống trả lại lực đó vì vậy bạn sẽ không bị chấn thương nặng như bạn bị một người bất ngờ đánh bạn từ phía sau.
Cách chịu đòn tốt hơn hết là quan sát đòn tấn công của đối phương để né tránh và tấn công lại thay vì đứng đó mà chịu đòn.
Tập sức chịu đòn cho phần bụng
Cơ thể bạn sẽ có phản xạ gồng cứng lên để chống lại các lực khi bị tấn công vì vậy việc luyện tập cơ bụng thường xuyên sẽ giúp cho bụng của bạn rắn chắc khỏe mạnh chịu đòn tốt hơn
Có rất nhiều bài tập tốt chơ cơ bụng như các động tác gập cơ bụng thông thường kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ khác như: dùng bóng vật lý để đập vào phần cơ bụng hoặc có mốt số môn võ có thể tập bằng cách cho bạn tập đạp đấm hoặc nằm xuống rồi dẵm lên bụng….
Có rất nhiều bài tập cơ bụng bạn có thể tập luyện ngay tại nhà để có vùng bụng săn chắc và mạnh mẽ hơn.
Tập sức chịu đòn cho phần cổ
Hộp sọ và não của bạn không có các liên kết chắc chắn như cơ bắp và xương, vậy nên khi bị rung lắc mạnh, bạn dễ bị choáng và thậm chí bất tỉnh (knock out), do các phần trong não chèn ép với nhau và với hộp sọ, hoặc hiện tượng rối loạn tiền đình.
Việc rèn luyện sức chịu đòn cho phần cơ cổ dẻo dai sẽ giúp đầu bạn bớt bị lắc mạnh khi trúng các đòn tấn công của đối thủ, từ đó giảm khả năng bị knock out.
Bạn có thể tham khảo một số bài tập tốt cho cơ cổ qua những hình ảnh dưới đây nhé

Một số bài tập sức chịu đòn cho phần cổ – Ảnh 1

Một số bài tập sức chịu đòn cho phần cổ – Ảnh 2

Một số bài tập sức chịu đòn cho phần cổ – Ảnh 3

Một số bài tập sức chịu đòn cho phần cổ – Ảnh 4
Tập sức chịu đòn cho phần chân
Muốn tập sức chịu đựng cho chân bạn cần tập luyện cho các phần cơ chân đồng thời cũng phải tăng khối lượng xương của xương chân.
Xung quanh xương ống quyển không có các bó cơ bao bọc để chúng ta có thể luyện tập chịu đòn nhờ cơ bắp.
Bạn hãy tập chạy bộ, nhảy dây, các bài tập plyometrics hoặc phang bao cát ,…tập lâu dần xương sẽ được tăng mật độ làm cho xương chân của bạn trở nên cứng cáp hơn.
Để bảo vệ được phần chân thì chỉ có cách là tập luyện các nhóm cơ chân thật săn chắc.
Một điều quan trọng làn bạn nên bổ xung các thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D để cơ thể hấp thu và phát triển xương nhanh hơn……
ngoài những bài tập chạy bộ, đá bao cát, các bài tập plyometrics… bạn cũng có thể tập thêm các động tác như hình ảnh dưới đây để tăng thêm cơ bắp cho chân nhé.

các bài tập tăng sức chịu đòn cho phần chân
Xem Thêm
- Cách Học Võ Thuật Tại Nhà
- Cách Đánh Nhau Đường Phố Không Bao Giờ Thua
- Phần 1: Tự Vệ Chống Dao Dựa Trên Các Bằng Chứng Thực Tế
- Phần 2: Cách để sống sót sau cuộc tấn công bằng dao
- Cách Tập Xoạc Chân Sát Đất 100%
- Cách Đánh nhau để thắng đối thủ mạnh hơn mình
- Tự vệ chống dao Phần 3: Tự vệ chống dao bằng tay không
Visitor Rating: 5 Stars